Tôn lợp mái là một trong những vật liệu quen thuộc được sử dụng trong các công trình hiện nay, không khó để thấy các ứng dụng của tôn lợp mái trong các công trình nhà ở, nhà xưởng...ở Việt Nam. Cũng vì sự phổ biến của nó nên có khá nhiều các nhà sản xuất và kinh doanh mặt hàng này trên thị trường và không phải sản phẩm nào cũng là sản phẩm chất lượng.
Những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tôn giả, kém chất lượng không chỉ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Dưới đây vSmartSell có tổng hợp một số cách giúp bạn nhận biết tôn lợp mái kém chất lượng:
1. Quan sát dòng in vi tính
Tôn giả, tôn nhái, kém chất lượng đa số đều là các loại tôn được nhập từ Trung Quốc, để phát hiện ra các loại tôn này bạn cách nhanh nhất là có thể quan sát dòng in vi tính trên cuộn tôn. Nếu dòng in mờ, bị nhòe, không rõ ràng hoặc bị bôi xóa, in đè lên thì chắc chắn đây là tôn nhái. Bên cạnh đó, những dòng in ngắn, không đầy đủ thông tin về sản phẩm, thông tin nhà sản xuất cũng cần chú ý. Bạn có thể so sánh với dòng in của nhà cung cấp chính hãng để nhận biết dễ dàng nhất.
2. Đọc ký hiệu MSC, MC
Các hành vi không in tên thương hiệu hoặc in tên các thương hiệu nổi tiếng khác lên sản phẩm là hành vi giả về hình thức bề ngoài. Còn nếu sản phẩm đó có chỉ tiêu chất lượng trên bao bì hoặc theo quy định cụ thể, ghi độ dày của tôn là 0,35mm, nhưng thực tế đo chỉ đạt 0,3mm hoặc mỏng hơn thì đây là hàng giả về chất lượng. Việc gian lận về độ dày tôn hay còn gọi là “đôn dem” hay “tôn âm” thường được người bán sử dụng để hạn giá thành sản phẩm cạnh tranh. Để tránh mua phải tôn âm, bạn nên kiểm tra và tránh mua những loại tôn có ký hiệu “MSC” hoặc “MC” trong chuỗi mã số ký hiệu in ở phía sau tấm tôn.
3. Kiểm tra thông số độ dày, đo độ dày
Ngoài các sản phẩm tôn Trung Quốc có độ dày mỏng hơn thì “đôn dem” còn là hành vi chỉnh sửa số dem thật trên các loại tôn chính hãng nhằm bán giá cao để tăng lợi nhuận. Độ dày tôn chỉ tính bằng mm nên người mua khó có thể phân biệt được bằng mắt thường, cách đơn giản nhất đó là nói không với các sản phẩm bị tẩy xoá, chỉnh sửa các thông tin độ dày sản phẩm. Và để chắc chắn bạn có thể Dùng thước kẹp hoặc máy đo cầm tay để đo xác chính xác độ dày tôn (dung sai cho phép +/- 0,02mm).
4. Kiểm tra trọng lượng bằng cách cân tôn
Cân tôn cũng là một trong những giải pháp để nhận biết tôn âm rất hiệu quả. Với tôn màu dày 0,4mm trọng lượng khi cân lên phải đảm bảo 3,3 - 3,5kg/mét, tôn màu dày 0,35mm trọng lượng tôn khi cân lên phải đảm bảo tỷ trọng 2,9 - 3kg/mét và tôn màu dày 0,30mm phải đảm bảo cân nặng 2,4 - 2,5kg/mét. Nếu tôn cân lên nhẹ hơn từ 0,4 - 0,5kg/mét thì đây chính là tôn âm.
5. Gửi mẫu tôn kiểm định
Nếu bạn mua tôn với thấp hơn thị trường từ 10 - 15% và nghi ngờ là tôn giả, tôn nhái, kém chất lượng nhưng sử dụng các cách trên vẫn k phân biệt được thì có thể gửi mẫu tôn về doanh nghiệp sản xuất hoặc trung tâm kiểm định của nhà nước (mẫu gửi tối thiểu 0,5mm). Thời gian kiểm tra và có kết quả trung bình từ 3 - 4 ngày.
Những cách trên là những cách cơ bản giúp bạn có thể nhận biết các loại tôn giả, nhái, kém chất lượng trên thị trường hiện nay. Và thêm một điều nữa đó là các bạn đừng quên kiểm tra lại sản phẩm khi giao nhận, vì rất có thể khi bạn xem và đặt hàng thì chủ cửa hàng cho bạn xem các mẫu tôn thật, chất lượng nhưng khi giao tới công trình thì đã bị đánh tráo bằng tôn kém chất lượng. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên kiểm tra thật kỹ với người giao trước khi nhận hàng. Hãy luôn lựa chọn những cửa hàng, đại lý uy tín để đảm bảo chất lượng công trình của bạn.
Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí có thật sự là miễn phí, hay tiền mất tật mang?
Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí, quản lý cửa hàng với chi phí 0 đồng thì còn gì bằng. Tuy nhiên, “ở đời, đâu ai cho không bạn cái gì!” và phần mềm quản lý bán hàng miễn phí cũng vậy. Cái giá cho hai chữ “miễn phí” này đôi khi còn “móc túi” của bạn và “phiền nhiễu” hơn nhiều. Nếu bạn không muốn “trả phí” cho các sự cố mà phần mềm miễn phí gây ra thì hãy đọc ngay bài viết sau.
1. Chọn phần mềm miễn phí và cái kết
Nếu chọn phần mềm miễn phí, khi mới sử dụng bạn sẽ không mất bất cứ chi phí nào nhưng trong quá trình sử dụng bạn sẽ phải “trả phí” vì những sự cố khi sử dụng.
1.1 “Mất tiền” vì nhiễm vi-rút
Các phần mềm miễn phí có thể đã bị “nhúng” keylogger đánh cắp mật khẩu hoặc bị lây nhiễm vi-rút vào bộ cài. Điều này có thể khiến cho các dữ liệu như mật khẩu, tài khoản cá nhân, các loại thẻ thanh toán,... bị đánh cắp bất cứ lúc nào. Các số liệu về doanh thu, giá vốn, nơi nhập hàng cũng bị rò rỉ khi bị hacker xâm nhập vào hệ thống.
Bạn sẽ tốn chi phí sửa chữa máy đồng thời vẫn luôn hiện hữu nỗi lo thông tin bị mất hoặc đánh cắp khi dùng phần mềm bán hàng miễn phí.
1.2 “Mất tiền” để nâng cấp
Các phần mềm quản lý bán hàng miễn phí thường chỉ miễn phí trong một giới hạn nhất định về số lượng giao dịch, sau đó bạn sẽ cần nâng cấp lên tài khoản trả phí để tiếp tục sử dụng nếu không tài khoản của bạn sẽ bị đóng băng và có nguy cơ không sử dụng được nữa hoặc mất hết các dữ liệu cũ.
Không chỉ vậy, tính năng trên các phần mềm miễn phí thường bị hạn chế, không đáp ứng được tất cả các nhu cầu của hoạt động kinh doanh. Nếu muốn mở thêm các tính năng, người dùng phải trả phí cho các tính năng muốn mua thêm hay thậm chí còn không có các tính năng nâng cao mà bạn muốn sử dụng.
Điều này khiến bạn như bị lừa bởi cái mác miễn phí được đem ra để tiếp thị.
1.3 Mất tiền vì sự cố kỹ thuật
Khi phần mềm bán hàng gặp sự cố về kỹ thuật hoặc mất dữ liệu, nếu bạn sử dụng phần mềm miễn phí thì dù bạn có tìm mọi cách để liên lạc với bên phát hành thì họ cũng sẽ không có trách nhiệm phải hỗ trợ bạn.
Hầu hết các phần mềm miễn phí đều không được các tổ chức hay công ty nào thành lập một bộ phận chính thức chuyên giải quyết các sự cố này. Nên trong quá trình sử dụng sẽ rất bất tiện và khó khăn khi không có ai hỗ trợ cho các lỗi bạn gặp phải, nghiêm trọng hơn những lỗi này có thể dẫn đến sai sót gây thất thoát hàng hoá, tiền bạc.
2. Có nhất thiết phải dùng phần mềm quản lý bán hàng chuyên dụng?
Là chủ doanh nghiệp bạn chắc chắn là người hiểu rõ nhất quy trình hoạt động cũng như đặc thù của sản phẩm/dịch vụ trong ngành. Nhất là đối với các ngành sản xuất và thương mại vật liệu xây dựng, tôn sắt thép, gạch men…
2.1 Đặc thù các mặt hàng ngành vật liệu xây dựng
Tôn cuộn: Nhập xuất kho, kiểm kho theo (cuộn, mét. kg) bán ra theo quy cách, gia công cán sóng (tấmxmét). Sản xuất tôn PU từ nhiều nguyên liệu.
Sắt, thép: Thép cuộn, thép tấm, thép hình (U, V, I vuông, …), thép ống, sắt cây, sắt cuộn..kiểm kho, nhập xuất kho theo (kg) và bán hàng theo (cây, mét, câyxmét)
Gạch men: Tính toán quy đổi phục vụ cho việc bán hàng (m2) và kiểm hàng xuất nhập kho (theo thùng, viên). Quản lý theo mã thùng, mã lô, mã màu…
2.2 Đặc thù của khách hàng và công nợ
Khách hàng được chia làm nhiều loại như khách lẻ, đại lý, nhà thầu...và giá bán, các chương trình ưu đãi cũng như chiết khấu cũng sẽ khác nhau.
Chính vì đối tượng khách hàng của ngành kinh doanh vật liệu xây dựng chủ yếu là các nhà thầu và các đơn hàng sẽ thường được chia ra rất nhiều lần theo tiến độ một công trình và theo đó công nợ cũng sẽ kéo dài khoảng vài tháng và thậm chí là cả năm.
2.3 Đặc thù quy trình hoạt động
Quyền hạn và nhiệm vụ của các nhân viên bán hàng, nhân viên kho, quản lý kế toán...ở mỗi chi nhánh là khác nhau.
Nhân viên thị trường thường được quản lý theo khu vực.
Quản lý xe hàng theo đơn hàng
Chi tiêu, doanh thu, lợi nhuận được quản lý theo từng chi nhánh và quản lý tổng hợp các chi nhánh.
Chỉ với những đặc điểm trên thì chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi “có nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên dụng hay không?”. Nếu bạn quyết định sử dụng phần mềm quản lý trả phí thì cũng đừng ngần ngại bỏ thêm thời gian để tìm hiểu những phần mềm quản lý bán hàng chuyên dụng cho ngành hàng bạn đang kinh doanh vì nếu phần mềm không thể hỗ trợ được hết các nghiệp vụ cần thiết cho bạn thì lại chẳng khác là bao với các phần mềm miễn phí trước đó.
3. Tại sao nên dùng phần mềm quản lý bán hàng vSmartSell
vSmartSell là giải pháp quản lý bán hàng tốt nhất được thiết kế chuyên dụng cho các cửa hàng vật liệu xây dựng, tôn thép, gạch men hiện nay với các đặc điểm nổi bật sau:
Tích hợp trên một hệ thống quản trị duy nhất.
Triển khai nhanh, dễ dàng thao tác thực hiện trên phần mềm.
Quy trình làm việc chuyên nghiệp, tự động được xây dựng theo quy trình chuẩn.
Cơ cấu quản lý nhiều chi nhánh (có thể triển khai thử nghiệm kho tổng)
Hoạt động đa kho.
Báo cáo tổng hợp hỗ trợ tối ưu cho doanh nghiệp.
Khả năng mở rộng tính năng.
Những lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng vSmartSell:
Tính toán quy đổi linh hoạt:
Quản lý tồn kho chính xác:
Quản lý công nợ khách hàng, công nợ nhà cung cấp hiệu quả.
Kiểm soát tình hình kinh doanh mọi lúc mọi nơi.
Bán hàng và quản lý chéo giữa các chi nhánh.
Dự báo kinh doanh
Đa dạng báo cáo
vSmartSell không chỉ là phần mềm quản lý bán hàng chuyên dụng vSmartSell còn là người đồng hành kinh doanh cùng bạn. Chúng tôi với đội ngũ nhiều kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn những vấn đề bạn gặp phải trong quá trình hoạt động bằng các tính năng trên phần mềm và còn tư vấn đưa ra các giải pháp cho các vấn đề phát sinh không nằm trên phần mềm. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0866.135.766 hoặc website: vsmartsell.com để được tư vấn những giải pháp tốt nhất và dùng thử miễn phí những tính năng tối ưu của vSmartSell.
Cho đến bây giờ, bài toán “tối ưu quản lý” để cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, tinh gọn bộ máy vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của hầu hết các chủ doanh nghiệp. Cách thức quản lý thủ công qua sổ sách, Excel, ... đã không còn phù hợp. Chủ doanh nghiệp ngày càng mất kiểm soát với số lượng hàng hoá nhiều, công nợ khách hàng, công nợ nhà cung cấp, nhân viên và thông tin, dữ liệu giữa các chi nhánh không được quản lý đồng bộ.… dẫn đến vô vàn những sai sót , sự cố phát sinh bởi cách quản lý thủ công trên.
Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, với cách thức vận hành thủ công cồng kềnh sẽ khiến doanh nghiệp của bạn dậm chân tại chỗ. Trong khi chủ doanh nghiệp vẫn đang loay hoay tìm cách giải quyết vấn đề quản lý bán hàng thì đã có rất nhiều doanh nghiệp mới, đối thử của bạn đang tiến xa bỏ bạn sau lưng và kéo hết khách hàng về phía họ.
Là một chủ doanh nghiệp, đã đến lúc bạn cần phải thay đổi cách quản lý để tối ưu được các nguồn lực nâng cao hiệu suất công việc!
Hơn 500 doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, tôn thép, gạch men… đã tối ưu hiệu quả kinh doanh nhờ giải pháp quản lý bán hàng chuyên dụng trên phần mềm vSmartSell.com. Tồn kho - Công nợ - Khách hàng đều được giải quyết đơn giản chỉ sau thời gian ngắn triển khai. (http://www.vsmartsell.com/)
Tồn kho “chính xác” - Bán hàng “nhanh”
Chính xác số lượng tồn kho trên thực tế và tồn kho có thể bán.
Quản lý hiệu quá lượng tồn kho lớn, kiểm kho theo nhiều quy cách và tồn kho giá trị cao.
Tính toán, quy đổi linh hoạt giữa các đơn vị nhập và xuất, gia công, sản xuất.
Quản lý từ xa - Quản lý chéo nhiều chi nhánh
Quản lý linh hoạt mọi lúc, mọi nơi trên các thiết bị thông minh như laptop, máy tính bảng, điện thoại.
Phân quyền quản lý, lưu trữ hoạt động người dùng.
Quản lý hàng hoá luân chuyển, bán hàng chéo giữa các chi nhánh.
Báo cáo riêng biệt cho từng chi nhánh và báo cáo tổng hợp các chi nhánh.
Quản lý công nợ khách hàng, công nợ nhà cung cấp hiệu quả
Lưu trữ thông thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch chi tiết đơn hàng, mặt hàng (cho phép in toàn bộ giao dịch, sản phẩm cũng như công nợ trong trường hợp khách hàng muốn biết tổng giao dịch).
Báo cáo thống kê công nợ khách hàng, khách hàng đến hạn, quá hạn thanh toán giúp bạn chủ động trong việc thu hồi công nợ.
Định mức công nợ khách hàng hạn chế các khoản nợ xấu, rủi ro.
Bạn là chủ doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng, tôn thép, gạch men...và bạn đang tìm kiếm một công cụ để TỐI ƯU QUY TRÌNH QUẢN LÝ BÁN HÀNG. Còn chần chừ gì nữa, đăng ký ngay để trải nghiệm tính năng được thiết kế chuyên dụng trên phần mềm quản lý bán hàng vSmartSell và nhận tư vấn các giải pháp từ đội ngũ triển khai nhiều kinh nghiệm tại đây