Khi được hỏi về công cụ bán hàng và quản lý kho truyền thống của các chủ cửa hàng vật liệu xây dựng hay các xưởng tôn thép hiện nay đa số câu trả lời đó là sử dụng Excel để quản lý. Nhiều chủ cửa hàng hiện nay vẫn cho rằng Excel là công cụ đơn giản, hiệu quả, còn phần mềm quản lý bán hàng thì thao tác rắc rối, khó sử dụng.
Excel là phần mềm rất phổ biến được nhiều người sử dụng để lưu trữ các thông tin sản phẩm, tồn kho, khách hàng… v/v và quản lý theo từng sheet, tệp riêng rõ ràng, đơn giản.
Nhưng khi sử dụng Excel chủ cửa hàng phải tự nhập liệu bằng tay, mọi thứ sẽ không có vấn đề gì cho đến 1 thời gian sử dụng lâu, lượng hàng hóa tồn kho đủ lớn lúc này rất dễ xảy ra sai sót trong quá trình nhập liệu. Trong khi đó, với lượng thông tin lớn, cũng phải mất rất nhiều thời gian để tra cứu khi làm các loại báo cáo.
Để dùng hiệu quả Excel, chủ cửa hàng cần phải nắm chắc các công thức, hàm tính toán. Khi quy mô kinh doanh của bạn được mở rộng thì phần mềm Excel sẽ không còn thật sự tối ưu để đáp ứng nhu cầu của bạn.
Với phần mềm quản lý bán hàng vSmartSell hỗ trợ tối ưu cho chủ doanh nghiệp trong việc nhập kho, tồn kho và bán hàng.
Thông tin hàng hóa, khách hàng, … đều được lưu trữ không giới hạn và tìm kiếm nhanh trên phần mềm.
Tiết kiệm thời gian, chi phí với các loại báo cáo thống kê được vSmartSell thiết kế chuyên dụng cho ngành tôn thép và cửa hàng vật liệu xây dựng.
Khả năng kết nối và sử dụng linh hoạt, đáp ứng được quy mô kinh doanh lớn, nhiều kho, xưởng, nhiều chi nhánh.
Nếu vẫn còn băn khoăn có nên thay đổi cách quản lý hiện tại, bạn có thể đăng ký dùng thử phần mềm quản lý bán hàng cho ngành tôn thép và vật liệu xây dựng tại đây để trải nghiệm quản lý chuyên nghiệp!
Việt Nam đang một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của việc biến đổi khí hậu. Đứng trước tình trạng này ngành Vật liệu xây dựng trong nước đã và đang nghiên cứu và phát triển các loại vật liệu mới, an toàn thân thiện với môi trường như: vật liệu không nung, các loại sơn sinh thái, tấm thạch cao, vật liệu cách nhiệt,...
Ông Thái Duy Sâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Vật liệu xây dựng cho biết, sản xuất và sử dụng các vật liệu xây dựng xanh, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, là xu hướng phát triển tất yếu của ngành vật liệu xây dựng. Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển các vật liệu xây dựng mới là giới thiệu, phổ biến, quảng bá về công nghệ sản xuất và tính năng tác dụng của vật liệu đến các nhà đầu tư sản xuất và người sử dụng.
Phát triển vật liệu xây dựng xanh không chỉ là xu hướng của Việt Nam mà còn là xu hướng của cả thế giới trong năm 2019. Trong diễn biến của tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu thì nhu cầu sống trong những công trình xanh và sản xuất vật liệu xanh tất yếu sẽ tăng lên. Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 với mục tiêu phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xanh thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 30 - 40% vào năm 2020 cũng đã được Chính phủ ký quyết định phê duyệt.
“Bây giờ cả thế giới nói về công trình xanh thì chúng ta cũng phải tập trung vào vật liệu xanh. Vật liệu xanh tất yếu sẽ được ứng dụng mạnh và phát triển, ví dụ như tấm acotech, thạch cao, tấm ACE, những loại gạch không nung, tiết kiệm năng lượng…”, ông Tống Văn Nga nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, trong thời gian tới các nhà đầu tư sẽ tiếp tục xu hướng đầu tư và phát triển hệ thống công trình xanh, sử dụng vật liệu xanh thân thiện với môi trường. Bởi đầu tư cho công trình xanh giúp nhà đầu tư tiết kiệm được một khoản lớn trong quá trình vận hành như: hệ thống gió tự nhiên giảm công suất tiêu thụ của điều hòa, vách ngăn kính lớn giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên vào chiếu sáng trong tòa nhà, giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ đèn điện. Đây cũng được cho là giải pháp tối ưu để phát triển đô thị hiện đại một cách bền vững. Các sản phẩm xốp cách nhiệt, tôn lợp sinh thái, gỗ ốp trường xanh, xi măng xanh, bê tông nhẹ, gạch không nung, gạch ốp lát tái chế… đã và sẽ được ưa chuộng trên thị trường trong thời gian tới.
Sản lượng thép thô toàn cầu đã tăng 4,6% trong năm 2018, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ ở hầu hết khu vực gồm cả nhà sản xuất hàng đầu Trung Quốc, nơi sản lượng tăng 6,6%, dữ liệu từ Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel) cho thấy hôm thứ Sáu (25/1).
Theo worldsteel, Trung Quốc, nơi sản xuất một nửa thép thế giới, đạt sản lượng 928,3 triệu tấn trong năm ngoái, trong khi sản lượng toàn cầu ghi nhận ở mức 1.809,6 triệu tấn. Thành viên của worldsteel chiếm khoảng 85% sản lượng toàn cầu. Tất cả khu vực khác đều ghi nhận mức tăng trưởng ngoại trừ Liên minh châu Âu (EU), nơi sản xuất giảm 0,3% so với năm 2017 xuống 168,1 triệu tấn trong 2018. Ngành thép, trị giá khoảng 900 tỷ USD mỗi năm, được coi là thước đo sức khỏe của nền kinh tế.
Sản lượng tại Ấn Độ, đã vượt Nhật Bản để trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, tăng 4,9% lên 106,5 triệu tấn trong năm ngoái, trong khi sản xuất tại Nhật Bản giảm 0,3% xuống 104,3 triệu tấn.
Tại Mỹ, nhà sản xuất lớn thứ tư thế giới, sản lượng tăng 6,2% lên 86,7 triệu tấn trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và khi Washington áp thuế 25% đối với tất cả sản phẩm thép nhập khẩu, dấy lên hành động trả đũa trên toàn thế giới.
Trong tháng 10, worldsteel đã tăng gấp đôi dự báo tăng trưởng nhu cầu thế giới đối với thép vào năm 2018 và 2019, nhưng cho biết căng thẳng thương mại đang cản trở triển vọng. Thép là vật liệu được sử dụng trong mọi thứ từ ô tô đến xây dựng. Các nhà kinh tế nhận định, rào cản thương mại gia tăng đối với thép và hơn thế đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu, làm chậm tăng trưởng tại Trung Quốc, tiêu thụ một nửa sản lượng thép thế giới, là mối quan tâm đặc biệt.
Cổ phiếu thép toàn cầu đã giảm 26% trong năm ngoái, vượt xa mức giảm 4% của giá thép tại Trung Quốc và tăng 9% của giá thép tại Mỹ.
Giá thép ở Mỹ đã được thúc đẩy bởi thuế quan thương mại, nhưng với sự gia tăng sản xuất tại quốc gia này, giá thép hiện xuống dưới mức trước khi thuế quan được đưa ra vào tháng 4/2018.
Nguồn tin: Vietnambiz